duc tien

Góc công nghệ: Phân tích thành phần hóa học trong nguyên liệu sản xuất gạch tuynel

19/08/2017
Để đánh giá nguyên liệu có phù hợp sản xuất gạch nung hay không, chủ yếu dựa trên đặc tính vật lý của nguyên liệu, và thành phần hóa học có ảnh hưởng gián tiếp tới tính của thành phẩm. Các thành phần hóa học phân tích thông thường bao gồm Silic oxit, oxit nhôm, oxit sắt, oxit canxi, magie, sulphur, lượng mất khi nung .v.v.   

SiO2 là thành phàn chính trong nguyên liệu nung gạch, hàm lượng thường chiếm 55 – 70 %, nếu vượt quá mức này, độ dẻo của nguyên liệu sẽ giảm rõ rệt, cường độ gạch thành phẩm cũng thấp hơn nhiều. 

Al2O3 có hàm lượng tối ưu trong nguyên liệu 10~20%, nếu thấp hơn 10% thì cường độ chịu lực của gạch thành phẩm giảm, nếu cao hơn 20% thì cường độ gạch sẽ tăng cao, tuy nhiên nhiệt độ cần để nung đốt cũng tăng cao, tiêu hao nhiên liệu than cũng tăng, đồng màu sắc của gạch thành phẩm cũng nhạt hơn.

Fe2O3 là thành phần tạo màu sắc cho gạch thành phẩm, hàm lượng tối lý tưởng là 3~10%, nếu hàm lượng vượt quá cao sẽ dẫn đến giảm tính năng chịu nhiệt của gạch. 

CaO được sinh ra khi hình thành CaCO3 trong nguyên liệu, mà một thành phần vật liệu có liệu, hàm lượng thông thường không được quá 10%. Khi hàm lượng quá cao sẽ thu nhỏ phạm vi nhiệt độ nung. Khi thành phần CaO vượt quá 15%, phạm vị nung đốt sẽ còn 25%, gây khó khăn cho quá trình nung đốt thành phẩm, nếu nguyên liệu dạng hạt lớn hơn 2mm sẽ dễ gây ra nứt vỡ gạch, dẫn đến khối xếp gạch mộc biến dạng, hút ẩm, đổ khối xếp

MgO có hàm lượng không vượt quá 3% trong nguyên liệu, và càng ít càng tốt. Hợp chất của MgO như Magie Sulfat trong quá trình sản xuất sẽ sinh ra một dạng phấn trắng.

SO3 trong thành phần nguyên liệu không chiếm quá 1%, càng ít càng tốt. Thành phần này sẽ bốc hơi trong quá trình nung đốt, khiến gạch thành phẩm bị trương nở, đồng thời dẫn đến gạch bị lỗ bọt. 


bán gạch không nung, gạch không nung, gach khong nung, gạch block, gach xi mang cot lieu, cát nhân tạo, giá gạch không nung, gạch xi mang cốt liệu